Hai thương hiệu trên đã kết hợp thành công giữa trực tuyến, ngoại tuyến và cung cấp trải nghiệm thông qua chiến lược đa kênh.

 
“Lễ hội Gucci Qixi” đình đám của Gucci cho “Lễ tình nhân ở Trung Quốc” và sự hỗ trợ của Louis Vuitton dành cho nhân viên y tế ở nước này đã giúp hai thương hiệu “ghi điểm”, bất chấp xu hướng ưa chuộng ngày càng tăng của giới trẻ châu Á đối với các nhãn hiệu “cây nhà lá vườn” thay vì các nhãn hiệu phương Tây có phần “ngột ngạt”.

Sau thời gian gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid-19, mới đây, nền kinh tế Trung Quốc đã chính thức phục hồi trở lại. Nhìn vào báo cáo thu nhập gần đây, nhiều tập đoàn xa xỉ lớn có lẽ sẽ phải gửi lời cảm ơn đến thị trường Trung Quốc bởi cả lĩnh vực bán hàng xa xỉ trực tuyến và ngoại tuyến đều đang bùng nổ tại đất nước tỷ dân.

Có thể nói, Covid-19 đã khiến rất nhiều người Trung Quốc không thể đi du lịch quốc tế và điều đó giúp chuyển hướng chi tiêu của họ trở lại nơi mình sinh sống. Hiệu ứng này đã thúc đẩy xu hướng mua sắm trong nước sau khi chính phủ Trung Quốc cắt giảm thuế giá trị gia tăng vào đầu năm 2019, giúp thu hẹp khoảng cách giá với nhiều mặt hàng xa xỉ. Cùng với sự tăng giá gần đây của đồng nhân dân tệ, ngày càng nhiều người tiêu dùng thích mua các sản phẩm xa xỉ ngay tại Trung Quốc.

Nếu quan sát kỹ hơn thị trường xa xỉ ở nước này, có thể nhận thấy các thương hiệu chiến thắng là những thương hiệu kết hợp thành công giữa trực tuyến, ngoại tuyến và cung cấp trải nghiệm thông qua chiến lược đa kênh.

Gucci và Louis Vuitton là hai ví dụ tiêu biểu về những thương hiệu xa xỉ tận dụng thành công thị trường Trung Quốc, ngay cả khi chịu ảnh hưởng của Covid-19.

Kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến

Đối với bộ sưu tập dành cho nam vào mùa xuân năm 2021, Louis Vuitton đã tái hiện khái niệm truyền thống về trình diễn thời trang bằng cách tung ra một bộ phim hoạt hình, sau đó là các buổi trình diễn lưu diễn trực tiếp – và Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên.

Thương hiệu đã thu về khoảng 100 triệu lượt tương tác chỉ với 5 bài đăng cho sự kiện này trên mạng xã hội. Chương trình có sự góp mặt của đại sứ thương hiệu, nam ca sĩ Kris Wu (Ngô Diệc Phàm) cùng một số nhân vật nổi tiếng khác.

Kris Wu trong buổi trình diễn.

Trước khi buổi biểu diễn diễn ra, Louis Vuitton đã mời Wu cùng dàn khách mời tạo ra các đoạn giới thiệu riêng trên Weibo, mạng xã hội phổ biến bậc nhất ở Trung Quốc.

Động thái này đã thu về 63.000 lượt thích, 100.000 bình luận và 620.000 lượt chia sẻ. Hơn 1.000 khác đã tham dự chương trình và hơn 100.000 triệu người theo dõi trực tuyến. Sau đó, Louis Vuitton đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách mua sản phẩm trực tiếp thông qua WeChat Mini của mình.

Louis Vuitton là một ví dụ điển hình về cách xây dựng quá trình tiêu dùng suôn sẻ bằng cách sử dụng cả các công cụ trực tuyến và ngoại tuyến. Kết quả là, cửa hàng hàng đầu lớn nhất của thương hiệu này ở Trung Quốc đã đạt doanh số bán hàng kỷ lục trong tháng 8, đây cũng được cho là một tháng kỷ lục đối với thị trường Trung Quốc nói chung.

Đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội

Một thương hiệu cần làm gì để truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận hoặc bắt đầu một xu hướng mới trên mạng xã hội ở Trung Quốc? Mỗi nền tảng đều có những quy tắc riêng và sở thích của các cư dân mạng trẻ cũng khác nhau rất nhiều. Do đó, các thương hiệu phải cân nhắc sử dụng các chiến lược marketing phù hợp. Đăng cùng một clip quảng cáo trên tất cả các nền tảng là một sự lãng phí tài nguyên và thậm chí phản tác dụng.

Lấy Gucci làm ví dụ. Bắt đầu từ đầu năm 2020, thương hiệu cao cấp của Ý đã bắt đầu công bố các tài khoản chính thức trên nhiều nền tảng khác nhau ngoài WeChat và Weibo. Đó là nền tảng ứng dụng video ngắn Douyin và nền tảng truyền thông xã hội/thương mại điện tử Little Red Book.

Tuy nhiên, Gucci chỉ mới chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong thời gian gần đây nhờ sự thành công của chiến dịch “Lễ tình nhân ở Trung Quốc”. Ngày 30/7, Gucci giới thiệu bộ sưu tập với những sản phẩm có họa tiết tạo thành từ hai chữ G đỏ lồng vào nhau tạp thành hình quả táo, lấy cảm hứng từ cụm “apple of my eye” (bạn là người thực sự quan trọng với tôi).

Sản phẩm ví in logo theo chủ đề “apple of my eye” của Gucci.

 

Trên Weibo, Gucci đăng tải 7 phim ngắn với kết thúc mở mà khán giả được mời tham gia hoàn thiện. Cách lôi kéo khán giả khéo léo này đã giúp các video thu về hơn 1,5 triệu lượt xem.

Trong khi đó, trên Douyin, Gucci lại đăng một loạt các đoạn phim ngắn gây cười, khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Đối với Little Red Book, Gucci sử dụng diễn đàn kiểu cộng đồng để mời các nữ diễn viên giới thiệu bộ sưu tập qua livestream hoặc đăng hình ảnh chi tiết của sản phẩm. Cho đến nay, hashtag “Gucci Qixi” đã đạt hơn 126.000 lượt xem trên Little Red Book.

* Nguồn: Cafebiz

Bạn đang chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hãy liên hệ ngày với chung tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch marketing và cập nhật bảng giá mới nhất về các dịch vụ, cùng với chính sách khuyến mại và CHIẾTKHẤU tốt nhât.

CTY TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM – BRANDCOM

VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 66 89 7777 – Hotline: 098 145 8866

Email : contact@brandcom.vn

THAM KHẢO QUA CÁC KÊNH QUẢNG CÁO KHÁC CỦA CHÚNG TÔI