Vì có nhiều bạn nhắn tin hỏi nên sẵn tiện mình đưa ra vài góc nhìn với góc độ hiểu biết là người (đã từng) trong cuộc. Góc nhìn của mình không đại diện cho bất cứ bên nào hay ai, vì mình không còn làm việc tại đó nữa, mình chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.
Tại sao đợt này Go-jek dùng màu xanh lá (giống Grab) khi vào thị trường Việt Nam?
- Go-jek từ lúc được thành lập ra cho đến giờ vốn đã màu xanh lá. Do các bạn không ở Indonesia nên không biết.
- Go-jek không vào thị trường Việt Nam. Go-Viet/GoViet từ ban đầu vốn đã là Go-jek Việt Nam, giờ chỉ là re-branding lại về mặt thương hiệu.
- Các ứng dụng gọi xe sử dụng các màu sắc khác nhau ở các quốc gia khác nhau là một định hướng không có gì lạ (ví dụ Uber trước đây ở Việt Nam là xanh dương / đen còn ở Indonesia là cam / đen)
Vậy sao không sử dụng màu xanh ngay từ đầu mà lại dùng màu đỏ?
- Thời điểm (2018: bóng đá, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc thời điểm đang cao)
- Định vị thương hiệu của Go-jek thời điểm đó (David vs Goliath, thương hiệu quốc dân chống lại tập đoàn ngoại xâm, niềm tự hào quốc gia, v.v…)
- Ưu thế và nhận diện màu xanh lá của Grab thời điểm đó tại thị trường Việt Nam và khu vực.
Vậy rồi sao không tiếp tục dùng màu đỏ mà giờ lại rebrand thành xanh?
- Định hướng chiến lược đã thay đổi (Go-jek cảm thấy đã sẵn sàng để đối đầu trực tiếp với Grab?)
- Nhân sự và đội ngũ local (founding team ban đầu đại diện cho định hướng local-led strategy, maximized localization to win đã không hiệu quả lắm trong thời gian vừa rồi)
- Go-jek (có thể) sau hơn 2 năm thực thi chiến lược regional expansion đã tích tụ đủ kinh nghiệm để thấy rằng cần một định hướng thống nhất để tối đa hóa hiệu quả thay vì đi góc độ chiến lược khác nhau cho từng quốc gia.
Giống nhau về màu sắc thì Go-jek không sợ thua kém sao?
- Màu sắc trong trang phục có thể không quan trọng như bạn nghĩ, cốt lõi cuối cùng vẫn là dịch vụ và chất lượng mang tới.
- Màu sắc vẫn có sự khác biệt nhất định, Go-jek sử dụng tông màu xanh (có vẻ) sáng màu và nổi bậc hơn so với của Grab.
- 2 thương hiệu với màu sắc giống nhau thì thằng nhỏ hơn có khi sẽ được lợi thế hơn trong việc đồng hóa màu sắc trong suy nghĩ của người dùng. Thay vì thấy sắc đỏ rải rác nhấn chìm bởi màu xanh lá thì lúc này đồng hóa tất cả thành màu xanh lá, người dùng không phân biệt được rõ ràng và sẽ không còn định vị rõ ràng thằng nào lớn hơn thằng nào nữa.
Một số thông tin phụ thêm đến từ việc trao đổi và chút background thêm về Gojek / GoViet:
Cuối 2017, đầu năm 2018 khi Gojek thâm nhập thị trường và tạo ra GO-VIET ở Việt Nam và GET ở Thái Lan (lẽ ra còn 1 ứng dụng ở Philippines nữa nhưng bị chặn vì chính sách) thì chiến lược thời điểm đó của Gojek mang tính phòng thủ (vây Ngụy cứu Triệu, giảm bớt áp lực tấn công của Grab lên thị trường sân nhà, phòng trường hợp Uber thất thế rút lui, chiến lược gọi vốn).
Tuy nhiên lúc này, 2020, thì đã khác. Ngoài việc rebranding, Gojek launching 1 chiến dịch truyền thông khắp các nước trong khu vực (Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore) và đồng thời renew lại việc thúc đẩy launching app gojek ở Philippines
Các yếu tố này tỏ rõ định hướng sẽ đối đầu trực diện với Grab, không còn là mang tính phòng thủ nữa, so với thời điểm 2018. Còn phần sử dụng màu sắc, quay về màu xanh giống Grab thì như đã giải thích trong bài. Còn việc Gojek vẫn là thằng yếu thế hơn thì chuyện đó không phải bàn cãi. Nên việc dùng màu xanh (có thể) không phải là yếu điểm hoàn toàn – đây là ý kiến cá nhân.
* Nguồn: Conversion.
Bạn đang chuẩn bị cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hãy liên hệ ngày với chung tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch marketing và cập nhật bảng giá mới nhất về các dịch vụ, cùng với chính sách khuyến mại và CHIẾTKHẤU tốt nhât.
CTY TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM – BRANDCOM
VPGD: Tầng 15, Tòa Nhà HL Tower, Số 82 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tel: (024) 66 89 7777 – Hotline: 098 145 8866
Email : contact@brandcom.vn